Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Những cựu sinh viên Harvard nổi danh nhất thế giới


Business Insider vừa đưa ra danh sách những cựu sinh viên của trường đại học Harvard nổi danh nhất thế giới mọi thời đại.
Tổng thống Mỹ- Obama
Tổng thông Mỹ Barack Obama trở thành sinh viên của ĐH Luật Harvard vào năm 1988. Cuối năm 1988, ông được chọn làm biên tập viên cho tờ Harvard Law Review khi mới chỉ là sinh viên năm nhất và tổng biên tập của tờ tạp chí vào năm học thứ hai. Ông tốt nghiệp với tấm bằng tiến sĩ Luật hạng ưu vào năm 1991. Trong suốt thời gian học tập ở trường, ông còn chơi bóng rổ trong đội của Hiệp hội sinh viên luật da màu.
Al Gore
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore vào đại học Harvard năm 1965. Trong thời gian theo học, vị cựu phó tổng thống Mỹ này đã bị xếp vào danh sách các sinh viên có thành tích học tập tệ nhất lớp. Sau khi nhận ra mình không có hứng thú với chuyên ngành ngữ văn Anh, Gore quyết định đổi ngành học và tìm thấy niềm đam mê với chuyên ngành chính trị học. Ông tốt nghiệp hạng danh dự với luận án tốt nghiệp xuất sắc với tựa đề :”Tác động cua truyền hình trong cách lãnh đạo của Tổng thống, 1947-1969” vào năm 1969.
Ben Bernanke
Ben Bernanke là cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang. Ông đã giành được 1590/1600 điểm SAT và sau đó tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế của Harvard vào năm 1975. Giờ đây, một bài phát biểu kéo dài 40 phút của ông có thể mang lại khoản thù lao nhiều hơn cả mức lương trong một năm ông làm việc.
Bill Gate
Bill Gate, Chủ tịch tập đoàn Microsoft, bắt đầu vào học tại Harvard năm 1973, ông quyết định chọn theo học ngành toán học ứng dụng. Trong thời gian học ở Harvard, Bill Gates đã phát triển một phiên bản của ngôn ngữ lập trình BASIC trên máy tính. Sau đó, ông đã bỏ học ở Harvard để dồn hết tâm sức sáng lập ra Microsoft cùng người bạn của mình Paul Allen khi đang là sinh viên năm thứ 3.
Franklin Delano Roosevelt
Cố tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt bắt đầu học ở Harvard vào năm 1900. Ông tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa ở đây như làm chủ tịch cho tờ báo Harvard Crimson, thư ký câu lạc bộ Glee...
George W. Bush
Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush tốt nghiệp đại học Kinh doanh thuộc Harvard năm 1975. Ông là tổng thống duy nhất của Mỹ tốt nghiệp có bằng MBA (Cao học quản trị kinh doanh).
Henry Kissinger
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tốt nghiệp Harvard năm 1950, sau đó ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị. Henry Kissinger còn là giảng viên dạy tại đại học Harvard từ năm 1954-1969.
Jamie Dimon
Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase, tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh của đại học Harvard năm 1982. Ông đứng thứ 22 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới theo Forbes và đang điều hành một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới. Jamie Dimon cũng từng là Chủ tịch FED New York.
Jill Abramson
Jill Abramson, Tổng biên tập tờ New York Times. Bà không chỉ là tổng biên tập của một trong những tờ báo có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới - New York Times mà còn là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí này trong suốt lịch sử 160 năm của tờ báo. Bà đã lấy bằng cử nhân loại xuất sắc của Harvard năm 1976, chuyên ngành Lịch sử.
John F. Kennedy 
Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tốt nghiệp chuyên ngành quan hệ quốc tế đại học Harvard vào năm 1940. Luận án tốt nghiệp của ông viết về lý do tại sao nước Anh lại chưa sẵn sàng để chống lại Đức trong Thế chiến thứ hai, sau đó nó đã được xuất bản thành cuốn sách với tựa đề "Tại sao nước Anh ngủ mê” và trở thành cuốn sách bán chạy nhất lúc đó.
Mark Zuckerberg
Mark Zuckerberg, người sáng lập ra mạng xã hội Facebook. Lúc đang là một sinh viên của đại học Harvard, anh đã tạo lập Facebook với sự trợ giúp của các bạn học của mình. Hiện nay anh đang là tổng giám đốc điều hành của Facebook. Năm 2008, Zuckerberg xếp thứ 785 trong bảng xếp hạng doanh nhân giàu có của tạp chí Forbes, với số tài sản của anh lên đến 1,5 tỷ USD.
Ban Ki – Moon
Cựu Tổng thư kí Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki – Moon tốt nghiệp thạc sĩ ngành hành chính công năm 1985 tại đại học Harvard. Ông giữ chức Tổng thư ký Liên hợp quốc kể từ năm 2007 và được bầu lại vào vị trí này năm 2011. Trong nhiệm kỳ thứ hai, ông muốn tập trung vào việc trao nhiều quyền hơn cho phụ nữ và thúc đẩy một xã hội phát triển bền vững. Trước đó, ông còn là Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại của Hàn Quốc.
Johnson Sirleaf
Tổng thống Liberia Johnson Sirleaf lấy bằng M.A chuyên ngành quản lý công năm 1971. Bà trở thành Tổng thống Liberia năm 2006 và là nữ Tổng thống da màu do dân bầu đầu tiên của thế giới. Bà cũng là Tổng thống nữ đầu tiên của châu Phi. Năm 2011, bà được nhận giải Nobel Hòa bình vì nỗ lực thúc đẩy quá trình hòa giải của Liberia.
Lloyd Blankfein
Lloyd Blankfein, CEO của Goldman Sachs, tốt nghiệp cử nhân năm 1975 và lấy bằng tiến sĩ luật năm 1978 tại đại học Harvard. Hiện ông là CEO của một trong những định chế tài chính hùng mạnh nhất thế giới với tài sản 938 tỷ USD. Blanfein nắm giữ vị trí CEO của Goldman Sachs kể từ năm 2006 và đứng ở số 27 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của Forbes.
Michelle Obama
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama của Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ, Barack Obama tốt nghiệp tiến sĩ ngành luật năm 1988. Bà luôn mong muốn thế hệ trẻ của nước Mỹ tiến lên phía trước. Bà đứng đầu chiến dịch “Let’s move!” thúc đẩy ăn uống dinh dưỡng và chống lại tệ nạn lạm dụng trẻ em.

Nguồn: Thu Phương/Vietnamnet

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Lợi thế cạnh tranh trong Marketing hiệu quả toàn diện

Doanh nghiệp dù với quy mô nhỏ hay lớn chiến lược marketing là nguồn gốc cốt lõi cho sự tồn tại và phát triển.


Làm marketing không chỉ là chi thật nhiều tiền cho quảng cáo là có thể thành công, hoặc huề vốn, tùy vào mục tiêu của kế hoạch, bạn cần có tầm nhìn xa về chiến lược, hoạch định các chính sách rõ ràng.

Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số bí mật để có một chương trình marketing hiệu quả toàn diện.

1. Hiểu rõ sản phẩm và dịch vụ của mình

Sản phẩm của bạn là gì ? Phục vụ cho đối tượng khách hàng nào. hình thức tiếp cận nào là phù hợp, liệu đó đã là cách mà tối ưu việc khách hàng có thể đặt mua sản phẩm. Có thể bạn đang bán các dịch vụ nâng cao hiệu quả website nhưng nâng cao hiệu suất, gia tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí mới là điều cần thiết. Nếu bạn đang cung cấp khá nhiều loại sản phẩm và dịch vụ thì cái nào là cái dễ khuyếch trương nhất hiện nay?

2. Hình dung được đầy đủ thị trường mực tiêu của bạn

Ở một nơi nào đó luôn có những người có nhu cầu về sản phẩm. Vấn đề bạn phải tìm một số ít người trong 1 nhóm đông, bạn không đủ thời gian và tiền bạc để phục vụ hết. Vì thế cần chọn đúng đối tượng khách hàng để sản phẩm dịch vụ của bạn là bán tốt nhất. Một số cách chọn lọc dựa trên phương diện thu nhập, tuổi tác, khu vực địa lý, số nhân viên, doanh thu, ngành nghề…

3. Thông tin rõ đối thủ cạnh tranh

Nếu trên thị trường bạn không có đối thủ trực tiếp, thì vẫn luôn có những ngành hàng khác tiềm năng có thể thay thế bạn một lúc nào đó, luôn đề cao cảnh giác. "Hầu bao" của khách hàng luôn là cạnh tranh, bạn cần tìm hiểu xem đó là gì và tại sao các khách hàng tiềm năng lại chịu “dốc túi” cho nó? Đâu là lợi thế cạnh tranh hay khẳng định bán sản phẩm độc đáo của bạn?

4. Tìm vị trí thích hợp

Dù là đối thủ khổng lồ vẫn không thể nào ôm hết thị trường được, vẫn còn đó những khách hàng có nhu cầu khác, bạn cần tìm ra nhu cầu này của họ để khai thác.

5. Tăng cường dấu ấn của khách hàng đối với sản phẩm

Sẽ rất khó để khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn, khi họ không có một chúc gì thông tin về bạn, nói chung khách hàng cần tiếp xúc 5 đến 1 lần trước với sản phẩm để quyết định mua hàng. Marketing truyền thống phù hợp với công cụ phát tờ rơi giá rẻ, marketing hiện đại là digital. Bạn cần là người có mặt đúng lúc khi họ cần đến, các nhu cầu thường phát sinh khá ngẫu nhiên.

6 – Gây dựng sự tín nhiệm:

Các khách hàng không chỉ cần biết tới sản phẩm hay dịch vụ của bạn, họ cũng cần phải có quan điểm tích cực về nó. Các khách hàng tiềm năng phải thấy tin tưởng là bạn sẽ cung cấp hàng hoá đúng như những gì bạn đã nói. Thường thì, nhất là với những khách hàng lớn, bạn cần cho họ cơ hội được dùng thử, nếm thử các sản phẩm, dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.

7 – Kiên trì:

Bạn cần tỏ ra kiên trì trong mọi cách và mọi việc bạn làm. Điều này bao gồm thái độ chăm chút của bạn tới các vật liệu phụ kiện, các thông điệp bạn gửi tới khách hàng và chất lượng chăm sóc khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm. Kiên trì, bền bỉ là yếu tố quan trọng hơn cả việc bạn cung cấp ra loại sản phẩm tốt nhất.

8 – Duy trì độ tập trung:

Chiến lược tập trung sẽ cho phép bạn tận dụng tối đa, hiệu quả các nguồn thời gian và tài chính vốn không quá dồi dào. Bạn sẽ thu về khoản ngân sách chi cho quảng bá sản phẩm lớn hơn rất nhiều nếu bạn dùng chúng để quảng cáo một loại sản phẩm trong một thị trường mục tiêu đã được thu hẹp và tiếp tục quảng cáo sản phẩm này trong thị trường đó liên tục một thời gian.

Với 8 bí quyết nêu trên hy vọng sẽ giúp đỡ được các doanh nghiệp phần nào trong việc xây dựng được chiến lược marketing hiệu quả cho mình. Và chắc chắn rồi, làm marketing là cả một quá trình bền bỉ và kiên nhẫn, thành công không thể đến trong “một sớm một chiều”!

Theo:MG






Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Yếu tố làm nên thành công trong giáo dục Hoa Kỳ là hệ thống kiểm định chất lượng hoàn chỉnh

Trước sức ép kiểm định chất lượng, các trường đại học, cao đẳng ở Mỹ tuyển sinh khắt khe đồng thời siết chặt đầu ra để tạo dựng uy tín với người học và nhà tuyển dụng.

Sinh viên lựa chọn chương trình học có kiểm định
Mỹ được đánh giá là nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới với những ngôi trường danh tiếng như Harvard, Princeton, Yale, Pennsylvania, MIT...

Một trong những yếu tố chính làm nên thành công này là hệ thống kiểm định chất lượng hoàn chỉnh, thường xuyên đổi mới, đánh giá khách quan và minh bạch thông tin.

1. Độc lập, khách quan, chính xác

Kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Mỹ ra đời từ cuối thế kỷ 19 với sự thành lập của Hiệp hội các trường đại học và trung học vào năm 1885.

Sang thế kỷ 20, thông qua các đạo luật giáo dục, Mỹ từng bước thể hiện vai trò trong công tác kiểm định song công việc này vẫn do các trung tâm kiểm định độc lập.

Để đảm bảo tính chính xác, những trung tâm kiểm định phải được Bộ Giáo dục Mỹ (USDE) hoặc Hội đồng Kiểm định Giáo dục Đại học (CHEA) công nhận.
CHEA là cơ quan có quyền công nhận các trung tâm kiểm định chất lượng uy tín. Ảnh chụp màn hình
Tuy nhiên, một số trung tâm vẫn hoạt động dù không được hai cơ quan trên công nhận. Họ có thể là các tổ chức có tên tuổi nhưng không có điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn của USDE hay CHEA.

Hiện tại, Mỹ có gần 90 trung tâm được một trong hai hoặc cả hai cơ quan USDE và CHEA công nhận.

Những trung tâm này chia thành 4 loại là kiểm định vùng, kiểm định quốc gia, kiểm định theo ngành/chuyên ngành và kiểm định theo tôn giáo.

Hầu hết kiểm định viên là người trong giới đại học, đảm bảo nguyên tắc đồng nghiệp đánh giá. Nhờ đó, các quy trình, quy định về kiểm định chất lượng đánh giá đúng thực tế đào tạo tại các trường trên cả nước.

Những trung tâm này đã kiểm định cho hơn 7.600 cơ sở đào tạo (có cấp bằng và không cấp bằng) cùng hơn 23.700 chương trình đào tạo.

Quy trình kiểm định bao gồm 5 bước. Đầu tiên, trường nghiên cứu tiêu chuẩn của trung tâm kiểm định rồi chọn cơ quan phù hợp, thường là những trung tâm nằm trong danh sách được USDE và CHEA công nhận.

Sau đó, trường tự đánh giá nội bộ. Tiếp đến, trung tâm tổ chức kiểm định tại hiện trường trước khi thẩm định, xem xét kết quả. Khâu cuối cùng trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học là tái kiểm định và gia hạn kiểm định.

Các trung tâm ở Mỹ không có tiêu chí kiểm định chung nhưng đều tập trung việc đánh giá chất lượng đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra.

Những tiêu chuẩn chính bao gồm sứ mạng, tổ chức và quản lý, chương trình đào tạo, giảng viên, sinh viên, thư viện và các nguồn thông tin, cơ sở vật chất và công nghệ thông tin, tài chính, công khai, tính trung thực, trách nhiệm và đạo đức.

2. Sức ép tuyển sinh

Việc kiểm định chất lượng không bắt buộc nhưng hầu hết cơ sở giáo dục uy tín đều đăng ký để tự phân biệt với những "trường ma" hay “lò sản xuất bằng”.

Mỹ không quy định chỉ những trường đã qua kiểm định mới được tuyển sinh song phần lớn nhà tuyển dụng chỉ công nhận bằng cấp từ các trường đã được đánh giá chất lượng bởi những tổ chức uy tín.

Giới trẻ Mỹ cũng không tìm mọi cách để học đại học mà cân nhắc nhiều yếu tố như năng lực học tập, khả năng tài chính của bản thân, chất lượng đào tạo của trường, triển vọng việc làm. Kết quả kiểm định chất lượng là căn cứ để họ đưa ra quyết định.

Kiểm định chất lượng đảm bảo học sinh nhận được thông tin chính xác về trường và các chương trình đào tạo, bao gồm dịch vụ nhận được trong quá trình học cũng như những thành tích của sinh viên tốt nghiệp.

Ngoài ra, kiểm định chất lượng là điều kiện cần thiết để sinh viên có thể tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính của liên bang. Đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy các trường đăng ký kiểm định để thu hút người học.

Sinh viên theo học tại những trường đã qua kiểm định còn có thêm lợi thế liên thông tín chỉ giữa các đại học và được xét nhận vào chương trình sau đại học với tỷ lệ thành công cao hơn.

Với những yếu tố trên, dù không bắt buộc, công tác kiểm định chất lượng vẫn được thực hiện nghiêm túc.

Để thuận tiện cho người học, tất cả kết quả kiểm được công khai minh bạch trên trang web của USDE, CHEA và trung tâm kiểm định (học sinh vào trang web của trường để xác định trường được trung tâm nào đánh giá).
Kết quả tìm tên trường Columbia Southern University trên website CHEA
Thông qua những kênh này, thí sinh có thể tìm kiếm các thông tin quan trọng như chương trình đã được kiểm định, tỷ lệ trúng tuyển, tỷ lệ tốt nghiệp, cơ sở vật chất, nguồn thông tin tỷ lệ giảng viên trên sinh viên, sinh viên ra trường có việc làm hoặc thu nhập bình quân của cựu sinh viên.

Khi người học coi trọng kết quả kiểm định chất lượng, để tuyển được sinh viên và xây dựng uy tín, các trường đại học, cao đẳng phải đảm bảo tiêu chí kiểm định, bao gồm chất lượng sinh viên.

Vì thế, phần lớn trường đại học ở Mỹ tuyển sinh khắt khe, chú trọng năng lực học tập, triển vọng thành công của thí sinh. Những người đạt kết quả thấp trong quá trình học phổ thông hay trong kỳ thi đánh giá năng lực (thường là SAT hoặc ACT) không thể trúng tuyển đại học.

-Sư tầm Cafebiz- 



Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Học MBA ở Mỹ trở thành triệu phú đôla nhiều nhất

MBA tên gọi viết tắt dịch ra tiếng Việt là Thạc sỹ quản trị kinh doanh. Với nhiều sinh viên ra trường sẽ học thêm bằng này để dễ tìm việc hoặc tự đào tạo thêm. Ở Mỹ những người học xong bằng này thường chiếm tỷ lệ cao nhất trở thành người giàu có.

Theo nghiên cứu mới đây của tạp chí Spear's và công ty tư vấn WealthInsight, những triệu phú trên thế giới, có một điểm chung phổ biến là đều có bằng thạc sỹ.

Những người giàu giữ bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA) chiếm tỷ lệ cao nhất là 12%. Những người giữ bằng Kỹ sư đứng thứ 2 với 10,7%. Theo sau lần lượt là Kinh tế học, Kinh doanh và Luật.

Các ngành học trực tiếp đào tạo ngành nghề đứng ở vị trí cao trong bảng xếp hạng. Trong khi đó, những người giàu theo đuổi các môn học truyền thống như hóa học, lịch sử hay sinh học chiếm chưa tới 1%/ngành.


Học MBA mang lại khả năng cao nhất để trở thành triệu phú
Trong cuộc họp báo công bố kết quả nghiên cứu, giám đốc Oliver Williams của WealthInsight cho rằng việc sở hữu bằng thạc sỹ của những ngành liên quan đến số má là một lợi thế đặc biệt của những người giàu khi tích lũy tài sản.

WealthInsight

Ngoài bằng thạc sỹ MBA và Kinh doanh, nhiều vị triệu phú khác hiện đang làm trái ngành trái nghề. Ví dụ như đa phần những người tốt nghiệp ngành kỹ sư hiện đang là các doanh nhân thay vì trở thành những kỹ sư thực thụ.

WealthInsight hiện đang duy trì cơ sở dữ liệu với thông tin của hơn 100.000 người giàu trên toàn cầu với mục đích nghiên cứu và phân tích.

Định nghĩa của người giàu (HNWI) là một cá nhân có khối tài sản ròng lớn hơn 1 triệu USD (không tính giá trị nhà ở đăng ký hộ khẩu).

Top 10 trong nghiên cứu của Spear's và WealthInsight cụ thể như sau:

1. Quản trị Kinh doanh / MBA - 12.1%

2. Kỹ sư - 10,7%

3. Kinh tế học - 8.2%

4. Kinh doanh / BBA - 5,9%

5. Luật - 4,7%

6. Kế toán - 2,9%

7. Tài chính - 2.1%

8. Quản lý - 2,0%

9. Thương mại - 1,9%

10. Khoa học máy tính 10 - 1,9%