Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Giáo dục khởi nghiệp ở Hoa Kỳ

Bài viết về chuyên đề Giáo dục và khởi nghiệp của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ Tịch Hội Khuyến Học Việt Nam
Hoa Kỳ là quốc gia triển khai giáo dục khởi nghiệp sớm nhất thế giới. Năm 1947, Học viện kinh doanh Harvard đã mở đầu chương trình “Quản lý doanh nghiệp đổi mới” cho sinh viên, sau đó các trường đại học  của Mỹ đã mở ra trên 5000 chương trình khởi nghiệp. Năm 1968, Học viện kinh doanh Harvard xây dựng chuyên ngành giáo dục khởi nghiệp và đến năm 2006, cả nước Mỹ đã có trên 500 trường đại học xác lập chuyên ngành học chính hoặc bổ trợ về khởi nghiệp, qua đó có thể trao văn bằng và học vị cả 3 cấp cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.


Từ thực  tế của Hoa Kỳ, ta có thể rút ra mấy vấn đề có tính lý luận sau:

- Là bộ phận cấu thành hữu cơ của giáo dục đại học, giáo dục khởi nghiệp vừa có thuộc tính chung của giáo dục lại vừa tương quan mật thiết với hoạt động kinh tế. Hoạt động khởi nghiệp phụ thuộc  vào nhiều nhân tố như tình hình kinh tế trong và ngoài nước, kết cấu kinh tế khu vực, chính sách khởi nghiệp khu vực… nên chương trình giáo dục khởi nghiệp phải được thiết kế khác nhau cho phù hợp với tình hình kinh tế luôn chuyển động.

- Do tinh năng động của quá trình khởi nghiệp mà chương trình giáo dục khởi nghiệp luôn phải điều chỉnh. Để chỉ đạo chương trình khởi nghiệp trong trường đại học, năm 2004, Hiệp hội Giáo dục khởi nghiệp Mỹ đã phải quy định “Tiêu chuẩn nội dung quốc gia về giáo dục khởi nghiệp”. Căn cứ vào phương hướng nội dung khởi nghiệp mà trường đại học lựa chọn chương trình của mình theo những chủ đề cần thiết. Những chủ đề cơ bản là quá trình khởi nghiệp, hành vi khởi nghiệp, cơ sở thương mại,kỹ năng giao tiếp, kỹ năng số, quản lý tài vụ, quản lý kinh doanh, quản lý rủi ro, quản lý vận hành.v.v… mà chương trình giáo dục xác định các loại kỹ năng phải có. Ba loại kỹ năng mà chương trình giáo dục khởi nghiệp phải xây dựng là: Kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng dự bị và kỹ năng doanh nghiệp.

Nguyên tắc chung về xây dựng chương trình giáo dục khởi nghiệp là:

  • Xây dựng nhóm chương trình giáo dục khởi nghiệp dựa  trên quá trình khởi nghiệp.
  • Xây dựng nhóm chương trình giáo dục khởi nghiệp xung quanh chuyên ngành khởi nghiệp.
  • Xây dựng nhóm chương trình giáo dục khởi nghiệp dựa vào tri thức chuyên ngành.
  • Xây dựng nhóm chương trình  giáo dục khởi nghiệp nhằm vào các chuyên đề cụ thể. Các chuyên đề cụ thể mà sinh viên nhiều trường cần được tiếp cận là khởi nghiệp công nghệ, khởi nghiệp doanh nghiệp gia đình và khởi nghiệp xã hội.

Ở Mỹ có Quỹ Kauffman chuyên ủng hộ giáo dục khởi nghiệp. Quỹ đã thành lập một nhóm đề tài nghiên cứu về địa vị và vai trò của giáo dục khởi nghiệp trong các trường đại học của Mỹ. Những đề tài này có thể khơi dậy và xúc tiến cải cách giáo dục, phát triển giáo dục khởi nghiệp mà tương lai của nước Mỹ phải dựa vào.

Posted by:


Hà Nội: 04. 3775 7227 - 0977 191 917

Tp. Hồ Chí Minh: 08. 3910 6620 - 0932 020 974

0 nhận xét:

Đăng nhận xét