Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Trang bị kiến thức gì để lựa chọn nghề nghiệp mơ ước trong tương lai

Nếu bạn muốn biết cần có những yếu tố nào, trang bị kiến thức gì để lựa chọn nghề nghiệp mơ ước trong tương lai, bài viết này chính là dành cho bạn.

1. Chuyên gia Marketing

Marketing là quá trình mà các tổ chức, doanh nghiệp làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình được nhiều người biết đến. Mọi doanh nghiệp đều phải nâng cao hình ảnh, giới thiệu sản phẩm trên thi trường để nâng cao thương hiệu, chiếm lĩnh thi phần.

Các hoạt động này cần thực hiện, duy trì liên tục trong thời gian dài, do đó nhà quản lý tiếp thị là tài sản quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, đây là một ngành nghề rất hứa hẹn và đầy tiềm năng. Nhu cầu tuyển dụng dành cho các nhà quản lý tiếp thị luôn tăng nhanh và sẽ không giảm xuống trong tương lai gần.

Bạn có thể khai thác cơ hội này bằng cách trở thành nhà quản lý tiếp thị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh chuyên ngành Marketing. Đây là chuyên ngành chủ yếu trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại Hoa Kỳ với số lượng sinh viên đăng ký tăng lên hàng năm.

2. Quản lý Tài chính

Mọi doanh nghiệp đều cần có hệ thống tài chính ổn định, vững mạnh để tồn tại cả trong ngắn hạn và dài hạn. Do đó, các doanh nghiệp luôn mong muốn tuyển dụng những nhà quản lý tài chính giỏi và giàu kinh nghiệm để định hướng các nguồn tài chính, đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất.

Bạn hãy khai thác cơ hội này bằng cách nắm vững kiến thức chuyên môn về tài chính thông qua chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh chuyên ngành Tài chính.

Chuyên ngành này trang bị cho các nhà quản lý tài chính kiến thức sâu rộng với nhiều chủ đề khác nhau như báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính, tài chính quốc tế, định giá doanh nghiệp, thuế và báo cáo thuế, lập kế hoạch, quản lý đầu tư, quản lý rủi ro và quản lý các dịch vụ tài chính.

3. Chuyên gia Tư vấn tài chính

Nếu bạn muốn trở thành ông chủ của chính mình, bạn sẽ cần một văn bằng Thạc sỹ QTKD chuyên ngành Tài chính để bắt đầu hành nghề tư vấn tài chính của riêng bạn.

Sau đó, bạn có thể thay đổi và trở thành một cố vấn tài chính. Một cố vấn tài chính sẽ cung cấp thông tin về đầu tư, bảo hiểm, thuế, hưu trí và những hướng dẫn tài chính khác liên quan đến khách hàng.

4. Quản lý Nguồn nhân lực

Nguồn tài nguyên lớn nhất của mọi doanh nghiệp chính là đội ngũ cán bộ, nhân viên và được gọi là nguồn nhân lực. Nhân viên cần một nhà quản lý nguồn nhân lực mà họ có thể tin tưởng và được truyền cảm hứng làm việc.

Người quản lý nguồn nhân lực phải biết quản lý, lựa chọn nhân viên phù hợp nhất cho các công việc khác nhau nhằm thu được hiệu suất lao động cao nhất. Nhu cầu tuyển dụng vị trí quản trị nhân sự luôn không ngừng gia tăng trong thị trường lao động hiện đại.

Nếu bạn muốn đảm nhiệm công việc này, hãy củng cố và trang bị cho mình kiến thức chuyên môn vững vàng thông qua chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản trị Nguồn Nhân lực của Trường Đại học Nam Columbia.

5. Triển vọng sau khi tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA)

Nhu cầu tuyển dụng các vị trí quản lý trong các doanh nghiệp luôn không ngừng tăng cao, mỗi doanh nghiệp đều cần có những nhà quản lý giỏi để quản trị hoạt động và tài chính hiệu quả.

Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh cung cấp cho học viên những kiến thức chuyên môn thiết thực để triển khai công việc hiệu quả. Học viên tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh rất được ưa thích trên toàn thế giới và có nhiều lựa chọn nghề nghiệp nhờ có kiến thức phong phú và kinh nghiệm thực tiễn được trau dồi trong quá trình học tập.

Các kiến thức về quản lý, phân tích tài chính, quản trị nhận sự, Marketing... luôn được cập nhật theo sự biến đổi không ngừng của thế giới kinh doanh ngày nay.

Như bạn thấy, có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi có bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh. Vì thế, hãy đăng ký học ngay và sẵn sàng cho mình một tương lai tốt nhất.


- Là một cơ sở đào tạo trực tuyến hàng đầu, xuất sắc tại Hoa Kỳ - Đại học Nam Columbia (CSU) cung cấp các Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) được thiết kế linh hoạt, chú trọng vào việc vận dụng nội dung thực tiễn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị.

- Với một đội ngũ giảng viên và nhân viên tận tình, Đại học Nam Columbia cam kết đáp ứng các dịch vụ đặc biệt để giúp học viên đạt được ước mơ nghề nghiệp.

- Hãy trở thành thành viên và đầu tư tương lai của mình cùng Đại học Nam Columbia!
Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của CSU gồm có các chuyên ngành:

MBA - Tổng hợp MBA - Tài chính MBA- Quản trị nguồn nhân lực

MBA – Marketing MBA – Quản trị dự án MBA – Hành chính công

MBA – Quản trị chăm sóc sức khoẻ

Để biết thêm thông tin chi tiết, mời truy cập website: www.columbiasouthern.edu.vn

Tại Hà Nội: 

Tầng 8, Nhà C, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, số 3 phố Chùa Láng, quận Đống Đa

Điện thoại: (84-4) 3775-7227 hoặc 3775-7279 – Hotline: 0911.85.98.89

Tại TP.Hồ Chí Minh: 

Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục, Số 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1

Điện thoại: (84-8) 3910-6350 hoặc 3910-6351 – Hotline: 0911.85.98.99

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Điểm nổi bật của chương trình Thạc sỹ Nam Columbia tại Việt Nam

Với doanh nhân, mong muốn lớn nhất của họ khi tham gia các khóa học MBA là hoàn thiện kỹ năng kinh doanh, nhằm lãnh đạo, quản lý điều hành doanh nghiệp tốt hơn, hay để mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh cho mình.

Có một chương trình MBA nguyên gốc của Mỹ đã hoạt động đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001 đến nay - Đó là chương trình Thạc Sỹ QTKD Nam Columbia.



Vậy chương trình này có điểm nổi bật gì?

1. Chương trình đào tạo nguyên gốc

2. Học phí giảm trên 30% so với học phí gốc tại Hoa Kỳ

3. Tổ chức theo hình thức bán thời gian: 

Người tham gia được học vào buổi tối hoặc các ngày nghỉ cuối tuần (ngoài giờ hành chính). Vì vậy, họ vẫn có thể sắp xếp công việc để theo học. Ngoài ra, nhà trường tạo điều kiện tối đa cho học viên có thể làm bài bất kỳ lúc nào, ở đâu khi chỉ cần đăng nhập vào hệ thống học tập Blackboard. 

DEAC kiểm định và cấp giấy chứng nhận chương trình CSU  tại Việt Nam

4. Kiểm định và Công nhận quốc tế:

CSU đã được kiểm định bởi Uỷ ban Kiểm định Giáo dục Từ xa (www.deac.org) - DEAC. DEAC được Bộ Giáo dục Hoa Kỳ xếp loại là cơ quan kiểm định cấp quốc gia và là thành viên của Hội đồng Công nhận Giáo dục Đại học Hoa Kỳ (CHEA)

5. Công nhận văn bằng tại Việt Nam: 

Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục (Bộ GD & ĐT) công nhận chính thức văn bằng tương đương của Đại học Nam Columbia tại Việt Nam. Đây là ưu điểm đặc biệt vượt trội của chương trình MBA CSU so với các chương trình MBA khác hiện nay tại Việt Nam.

6. Công nghệ đào tạo tiên tiến

Nhờ sự phát triển của khoa học - công nghệ, mô hình đào tạo và học tập mới E-Learning đã và đang được ứng dụng rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới nhiều, trường danh tiếng đã áp dụng công nghệ đào tạo này (link: http://www.phoenix.edu http://www.umuc.edu)

Đây là phương pháp cho phép người học dựa vào công nghệ thông tin để tiếp cận với chương trình, giáo sư, thư viện, học tập, thảo luận,…. và trao đổi với bạn bè đồng học khắp thế giới.

Chương trình đào tạo MBA của Đại học Nam Columbia cung cấp cho học viên Việt Nam là một chương trình đặc biệt hybrid: kết hợp công nghệ đào tạo trực tuyến (E-Learning) với các giờ học trực tuyến thời gian thực (Adobe Connect) và các giờ thảo luận, học tập trực tiếp trên lớp tại Việt Nam, do đội ngũ các trợ giảng Việt Nam và giảng viên CSU là các Giáo sư, Tiến sỹ tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín trong nước trên thế giới và có kinh nghiệm giảng hướng dẫn.

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo trực tuyến (ĐTTT) đang là một loại hình cần được nhân rộng nhằm tạo cơ hội cho người học có thể tự học, tự nghiên cứu và trau dồi kiến thức. Hiện nay, việc đào tạo và hội thảo trực tuyến trở nên thiết yếu, kể cả các trường Đại học danh tiếng trên thế giới như; Harvard, Hawaii, Phoenix để thu hút học viên trên toàn cầu có thể tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, uy tín. CSU với công nghệ đào tạo trực tuyến hiện đại bậc nhất kết hợp với truyền thông: học tập trên hệ thống Blackboard, trợ giảng lên lớp cùng học viên và cuối mỗi môn có Giáo sư của Trường Đại học Nam Columbia về hướng dẫn môn học và giám sát thi hết môn đã mang lại rất nhiều tiện ích cho học viên Việt Nam khi tiếp cận với hình thức học này. Khoá học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) của Đại học Nam Columbia có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc, vẫn tiếp tục làm việc mà vẫn có bằng cấp chất lượng quốc tế.

Để biết thông tin chương trình đang tuyển sinh, xin liên hệ với Văn phòng:

Tại Hà Nội:
Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế
Địa chỉ: Tầng 8, nhà C, số 3 Chùa Láng, quận Đống Đa
Điện thoại: 0986 308 050 (Ms Hà hoặc 3775-7279
Fax: (84-4) 3775-7239
Email:ha.tran@columbiasouthern.edu.vn.

Tại TP HCM:
Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế
Địa chỉ : Số 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1
Điện thoại: 0911.852.899 (MS DUYÊN) hoặc (08) 3910-6350
Email: duyen.le.citc@gmail.com 

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Để đáp ứng nhu cầu học trực tuyến

Học trực tuyến được biết đến từ lâu tại Việt Nam, tuy nhiên, đến những năm gần đây, học trực tuyến như một xu hướng mới đối với học sinh, sinh viên, thậm chí cả người đi làm muốn kiếm thêm tấm bằng.

Để phát huy hơn nữa ưu thế và khắc phục nhược điểm của học trực tuyến, theo Bộ Giáo dục & Đào tạo các trường đại học và cao đẳng, các cơ sở giáo dục cần xác định học trực tuyến là một chiến lược trong giáo dục mới hướng tới xã hội học tập. Cần tuyên truyền, nhân rộng học trực tuyến, tăng cường hợp tác doanh nghiệp trong việc xây dựng các Website học trực tuyến của cả nước.

Thường xuyên tập huấn, đào tạo về phương pháp, kĩ năng, sử dụng tổng hợp nhiều hợp phần để xây dựng bài giảng. Đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên, giảng viên trong việc tạo bài giảng.
Bùng nổ trào lưu học trực tuyến: Lợi hay hại? - ảnh 6
Tổ chức tập huấn, đào tạo kĩ năng xây dựng các giáo án điện tử cho giáo viên, giảng viên. Ảnh minh họa
Để nâng cao chất lượng dạy và học, các trường có thể đầu tư vào việc bổ sung thêm lĩnh vực học trực tuyến nhằm tạo phương thức học mới cho học viên.

Học trực tuyến đang là xu hướng chung của thế giới. Bởi vậy, việc triển khai trong giáo dục Việt Nam là điều tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiến gần hơn với nền giáo dục thế giới.

Posted by

Nguyen Ba Dat • Development CSU’s Programs Manager
Phone: 0932 020 974 – 08. 3910 6620

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

TIẾP NHẬN HỒ SƠ NHẬP HỌC MBA NĂM 2017

Chương trình đào tạo Thạc sỹ QTKD - MBA của trường Đại học Nam Columbia là chương trình nguyên gốc, được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép và công nhận văn bằng tốt nghiệp. Chương trình áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến E learning kết hợp với sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên nước ngoài và trợ giảng tại Việt Nam.
Trụ sở trường Đại học Nam Columbia tại Hoa Kỳ
Khóa học MBA của trường Đại học Nam Columbia được kiểm duyệt chặt chẽ và đảm bảo chất lượng của Tổ chức kiểm định DEAC Hoa Kỳ. Khóa học cung cấp cho học viên những kiến thức chuyên môn thiết thực để triển khai công việc hiệu quả. Các kiến thức về quản lý, phân tích tài chính, quản trị nhận sự, Marketing... luôn được nhà trường cập nhật trong tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa...
Học viên tốt nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp nhờ có kiến thức phong phú và kinh nghiệm thực tiễn, được trau dồi trong quá trình học tập. Bằng tốt nghiệp được công nhận tại Mỹ, Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Đầu tư cho học tập đầu tư cho tương lai, giúp bạn nâng cao kiến thức để hiểu rõ cách thức cần thiết để thăng tiến bản thân nâng cao cuộc sống gia đình.
Hãy trở thành thành viên của Đại học Nam Columbia!
Ø  Hạn nhận hồ sơ đăng ký: 22/04/2017
Ø  Hình thức đánh giá:  Xét tuyển hồ sơ
Ø  Điều kiện tiếng Anh:
Có chứng chỉ TOEFL tối thiểu 530 (PBT) / 71 (iBT); hoặc IELTS từ 6.5 trở lên; hoặc  các điu kin tương đương khác theo yêu cầu của Trường Đại học Nam Columbia.
Ø  Thời gian học:
-   Đối với người tốt nghiệp đại học: từ 12 đến 18 tháng
-   Đối với người đã và đang theo học Cao học nhưng chưa được cấp bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh: 10 tuần / 02 môn học (số lượng môn học cần phải hoàn thiện căn cứ vào Bảng điểm Cao học)
Ø  Bằng cấp:
Học viên hoàn thành chương trình sẽ nhận được bằng Master of Business Administration do trường Đại học Nam Columbiay cấp.

Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ với Văn phòng Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế:
Tại TP HCM: 
Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế 
Địa chỉ : Số 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1
Điện thoại: (08) 3910-6350  hoặc 3910-6351 - 3910-6620

Tại Hà Nội: 
Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế
Địa chỉ: Tầng 8, nhà C, số 3 Chùa Láng, quận Đống Đa
Điện thoại: (84-4) 3775-7227 hoặc 3775-7279
Fax: (84-4) 3775-7239
Email: citc@fpt.vn 










 

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Khảo sát về công việc, mức lương cựu học viên Columbia Southern University tại Mỹ - Sau khi tốt nghiệp

StudentsReview được sáng lập năm 2.000 do CEO Beracah - người có bằng Thạc sĩ từ MIT chuyên ngành Khoa học Máy tính và có bằng Kỹ sư Kỹ thuật điện tử của trường Đại học Michigan ở Ann Arbor. Ông đã tạo ra StudentsReview với mục tiêu hỗ trợ sinh viên tiềm năng đưa ra quyết định, đánh giá về các trường Cao Đẳng, Đại Học mà họ đang theo học hoặc tốt nghiệp. Đến thời điểm hiện tại StudentsReview đã phát triển và có hơn 225.800 sinh viên tham gia đánh giá trên 4.421 trường Cao đẳng, Đại học. 

StudentsReview có các máy chủ được đặt trên toàn thế giới ở châu Âu, châu Á và Hoa Kỳ. Dưới đây là đánh giá về mức lương sau khi tốt nghiệp do StudentsReview thực hiện đối với học viên Columbia Southern University tại Mỹ




CSU Salaries
$57,805
Starting Annual Salary http://cdn.studentsreview.com/images/q.gif
$67,292
10 Year Annual Salary http://cdn.studentsreview.com/images/q.gif

Said that CSU contributed
11.43%
75-100% to their career success
28.57%
50-75% to their career success
5.71%
25-50% to their career success
54.29%
0-25% to their career success
Life Satisfaction
45.71%
Are satisfied with their current job.
48.57%
Said things are generally going well.
40.00%
Are still in the field they majored in in college.

Would Return
28,9%71,1%

Again
Hours per Day
Yes
69
No
28
71% of students would choose to return to CSU, whereas 29% would not

Source: studentsreview






Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Tôi đã trở về với nghề từng gần 40 năm gắn bó

Trưởng thành từ cô giáo, sau gần 30 năm gắn bó với giảng đường đại học, năm 1999, bà trở thành chính khách cao cấp, đã từng hai nhiệm kỳ giữ cương vị Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giờ đây, khi không đảm nhiệm lãnh đạo cao cấp Nhà nước, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan lại trở về kề vai, sát cánh với những “thầy cô giáo không chuyên” trong mái nhà Hội Khuyến học Việt Nam để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp khuyến học, khuyến tài.

Nhân dịp đầu xuân mới, tân Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với phóng viên báo Dân trí.
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam khóa V - nguyên Phó Chủ tịch nước GS.TS Nguyễn Thị Doan và Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam - ông Nguyễn Mạnh Cầm
Trước hết, xin chúc mừng tân Chủ tịch và xin hỏi, cơ duyên nào đã đưa bà về với Hội Khuyến học Việt Nam?

Cám ơn anh đã dùng chữ “về” vì đúng là giờ đây, tôi đã được trở về với đúng cái nghề mà cách đây 43 năm (1973), tôi bắt đầu chập chững bước vào làm giảng viên của Trường Đại học Thương mại. Còn về nguyên do, tôi nghĩ có lẽ đó là số phận bởi thực tình, sau hơn 40 năm công tác, tôi cũng muốn nghỉ ngơi một chút. Nhưng rồi được sự tin cậy của Lãnh đạo Hội Khuyến học (HKH), sự tin tưởng, giới thiệu của Bộ Chính trị và đặc biệt, là sự tín nhiệm của Đại hội vừa qua nên giờ thì tôi đã về đây, trong căn nhà này...

Cảm giác của bà là gì sau gần 3 tháng đảm nhận công việc này?

Làm Chủ tịch một tổ chức xã hội rộng lớn, có tới hơn 15 triệu hội viên, phủ rộng khắp cả nước, từ thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo cùng đông đủ các thành phần xã hội tham gia với hàng vạn tổ chức cơ sở như dòng họ khuyến học, cộng đồng khuyến học… thì đương nhiên là không dễ dàng gì. Cũng thật lòng là trước đây, tôi gắn bó với giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên nhưng khi về nhận nhiệm vụ ở đây, tôi mới hiểu sâu hơn về những mô hình như Xã hội học tập (XHHT) hay Trung tâm giáo dục cộng đồng của Hội.

Hơn 20 năm qua, HKH Việt Nam đã khơi dậy và tiếp nối truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam nên đã đạt được nhiều kết quả rất đáng trân trọng.

Bà có thể nói cụ thể hơn được không?

Tôi chỉ xin ví dụ là Quỹ Khuyến học Việt Nam. Tất nhiên, đối với công tác khuyến học, tiền không là tất cả nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của vật chất bởi nó chính là “phần hồn”, là động lực cho sự phát triển. Cũng cần nói rõ, Quỹ Khuyến học không phải tập trung ở TƯ Hội mà nó hiện diện ở mỗi làng, bản, xóm thôn và các dòng họ. Tôi đã từng thấy có những tỉnh tuy còn nghèo nhưng Quỹ Khuyến học lên tới 30 – 35 tỉ đồng. Việc huy động và sử dụng nguồn vốn này đã góp phần rất lớn trong việc động viên, khích lệ các em, giúp các học sinh nghèo học giỏi vươn lên. Quỹ Khuyến học phát triển như vậy chứng tỏ xã hội đang ngày một quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đây là một điều rất đáng mừng.

Vâng, Quỹ Khuyến học là yếu tố không thể thiếu nhưng còn trong các lĩnh vực “phi kinh tế”, thưa bà?

Tôi nghĩ, điều trước tiên phải kể đến Đề án 281 về Xây dựng Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập. Đề án đã xây dựng được bộ tiêu chí cụ thể, được Chính phủ công nhận và hiện đang triển khai ở các địa phương trong cả nước và bước đầu tạo ra không khí học tập tốt tại các gia đình, dòng họ, cộng đồng… Tôi còn rất mừng là HKH các cấp, từ TƯ đến địa phương và cộng đồng, dòng họ đều có mối quan hệ rất tốt với các ban ngành. Sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT đã được Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp quan tâm hết mực. Đây là tài sản vô giá của HKH Việt Nam.

Thế còn điều gì khiến bà băn khoăn?

Tất nhiên là có và có không ít. Song, điều băn khoăn, day dứt nhất của tôi là chưa trả lời được câu hỏi: Dân tộc có truyền thống hiếu học, có tố chất thông minh, Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, nhân dân hết lòng ủng hộ, đội ngũ thầy cô tận tâm, tận lực... thế nhưng tại sao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động vẫn thấp không chỉ so với cả khu vực, thua kém cả các quốc gia như Thái Lan hay Indonesia còn với Singapore thì thua kém đến cả chục lần. Tại sao vậy?

Trở lại với công việc của Hội, nhiệm vụ trong những ngày tới của TƯ Hội sẽ là gì, thưa bà?

Tôi cho rằng việc phải làm, đó là đẩy mạnh giáo dục người lớn với phương châm học tập suốt đời. Công bằng mà nói, giáo dục trong nhà trường hiện nay quá thiên về lý thuyết mà xa rời thực tế. Hậu quả là sinh viên khi ra trường thiếu kỹ năng, không thể làm việc được ngay, phải “đào tạo lại” gây lãng phí lớn cho gia đình và xã hội. Từng là giáo viên và cũng từng nhiều năm làm quản lý giáo dục, tôi thấy ngay cả các thầy cô càng phải không ngừng học tập, nếu không sẽ lỗi thời khi lý luận và thực tiễn ngày một thay đổi và mình sẽ bị đào thải.

Động lực thay đổi nằm ở phần cung hơn là phần cầu, bà có ý kiến gì về việc sử dụng nhân lực hiện nay?

Với cơ chế sử dụng nhân lực hiện nay, nhất là ở các cơ quan công sở nhà nước, thật khó có thể có bước đột phá. Hiện nay đang tồn tại một vấn đề là trong cùng một cơ quan, người làm tốt, có nhiều cố gắng trong công việc thì có khi cũng chỉ được đánh giá như những người làm chưa tốt, thiếu nỗ lực vươn lên. Do đó, chưa tạo được động lực cho người lao động phấn đấu mà đôi khi còn làm thui chột tính sáng tạo của họ.

Tôi cho rằng các cơ quan sử dụng nhân lực nên có tiêu chí đánh giá cán bộ rõ ràng, mang tính định lượng cụ thể. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có giải pháp bắt buộc mọi đối tượng phải nâng cao kỹ năng, biến việc học tiếp tục trở thành bắt buộc để đáp ứng công việc. Thậm chí sắp tới, chúng tôi sẽ đề xuất với Đảng, Nhà nước thực hiện chế độ học tập bắt buộc để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ từ TƯ đến các địa phương vì chỉ từ việc học thì bản thân mới phát triển bền vững. Hiện nay, đã có qui định về việc này nhưng theo tôi, việc thực hiện chưa được tốt. Tôi hi vọng khi đó, sẽ nhận được sự ủng hộ của các cấp ủy và toàn thể nhân dân vì đây là phương án tốt nhất hiện nay để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách bền vững.

Mong muốn thì nhiều nhưng từ mong muốn đến hiện thực luôn là con đường nhiều chông gai và chúc những ý tưởng của bà thành hiện thực. Được biết bà vừa dự Lễ trao Giải thưởng Nhân tài đất Việt lần thứ XII, bà đánh giá gì về giải thưởng này?

Theo tôi, đây là giải thưởng danh giá. Những người được nhận giải thưởng ắt rất tự hào vì thành quả lao động của mình được cả nước biết đến. Điều đó thúc đẩy họ lao động sáng tạo hơn, hiệu quả hơn.
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan
Vâng, còn đối với báo điện tử Dân trí chúng tôi, thưa bà?

Tôi cho rằng đây là tờ báo có uy tín, được nhiều người đọc, thông tin đa dạng, phong phú, thiết thực và có nhiều đóng góp tốt trong các hoạt động xã hội.

Xin cảm ơn Chủ tịch đã dành những lời tốt đẹp cho báo Dân trí. Đầu năm mới, bà muốn nói gì với những người làm khuyến học cả nước?

Đối với những người làm công tác khuyến học, tôi nghĩ đây là công việc nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, cần ở chúng ta sự nỗ lực rất lớn. Nhất là trong đội ngũ hôm nay, phần đông các hội viên đều có tuổi. Mong rằng với trách nhiệm của mình, chúng ta hãy chung tay đoàn kết, từ TƯ Hội, tổ chức hội các cơ sở cho đến mỗi hội viên để góp phần vào sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, nâng cao chất lượng nhân lực, xây dựng đất nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của Hồ Chủ tịch.

Nhân dịp Xuân Đinh Dậu, tôi xin gửi tới bạn đọc Dân trí lời chúc mừng năm mới an khang, hạnh phúc.

Xin cảm ơn bà!

Bùi Hoàng Tám (Dân Trí)

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Startup giáo dục sẽ "nở rộ" tại Việt Nam

Thành công của Apax English củng cố niềm tin cho Startup khởi nghiệp về giáo dục tại Việt Nam
Khởi nghiệp giáo dục tại Việt Nam sẽ là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài và các startup Việt Nam

GotIt!, một Startup, một ứng dụng giáo dục trên điện thoại (Mobile Apps) được xây dựng trên nền tảng hỏi – đáp suốt một thời gian dài đứng trong Top 10 ứng dụng giáo dục trên Apps Store tại Mỹ. GotIt! đã đã nhận được 9 triệu USD từ Quỹ Capricorn Investment Group. Các nhà đầu tư của GotIt! cũng chính là những người đã đầu tư vào các công ty tạo ra các sản phẩm thay đổi thế giới như Tesla Motor, SpaceX, và PlanetLabs. Họ tin tưởng rằng GotIt! sẽ là “next big thing” khi GotIt! cung cấp nhiều dịch vụ ở các lĩnh vực vượt ra ngoài Giáo dục.

Một Startup giáo dục khác là ELSA dạy phát âm tiếng Anh vừa vượt qua 1.200 đối thủ để dành giải nhất tại SXSWedu, cuộc thi hởi nghiệp về công nghệ giáo dục được tổ chức tại Mỹ. Ứng dụng này sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc giúp người dùng nâng cao khả năng phát âm tiếng Anh.

Chưa hết, một Startup khác là Monkey Junior chuyên dạy ngoại ngữ năm 2016 đã giành chiến thắng trong cuộc thi Sáng kiến Toàn cầu 2016 (GIST Tech-I 2016) tổ chức tại Mỹ sau khi vượt qua hơn 1.000 đối thủ đến từ 104 quốc gia trên thế giới. Đây là cuộc thi khởi nghiệp do Chính phủ Mỹ khởi xướng và nhận được sự hậu thuẫn của Mark Zuckerberg - CEO Facebook - cũng như nhiều nhân vật quyền lực tại Thung lũng Silicon.

Thuộc lĩnh vực EdTech đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng khởi nghiệp Việt, ứng dụng Monkey Junior đã có mặt trên App Store, Google Play và Amazon với lượng người dùng đông đảo đến từ Mỹ (chiếm 43%), Việt Nam (10-20%), Canada, Pháp... Dù hướng đến mục tiêu dạy ngoại ngữ, nhưng điểm tạo nên sự khác biệt cho Monkey Junior là nội dung giảng dạy hướng đến trẻ em, nhất là trẻ dưới 6 tuổi.

Cũng phải nhắc đến một EdTech khác là Code4Startup. Code4Startup là website đào tạo trực tuyến. Dù dạy về lập trình không mới, nhưng điểm khác biệt cơ bản của Code4Startup là không dạy lý thuyết mà đi thẳng vào thực hành bằng cách hướng dẫn người học xây dựng ứng dụng thực tế. Vì thế, Code4Startup đã gọi vốn thành công trên KickStarter.

Điểm chung của 4 Startup đình đám này là dự án mang tính ứng dụng cao, đều phát triển hướng về EdTech (công nghệ giáo dục) và “cha đẻ” của chúng đều là người Việt Nam: GotIt! của Tiến sĩ Trần Việt Hùng; Elsa được sáng lập bởi Văn Đinh Hồng Vũ và Ngô Thùy Ngọc Tú; Monkey Junior của Đào Xuân Hoàng và Code4Startup của Leo Triệu (Triệu Quang Anh).

Phong trào Startup hướng vào EdTech (công nghệ giáo dục) đang nở rộ và các Quỹ, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đánh giá cao Edtech tại Việt Nam. Vì sao?

Mỗi năm, người Việt Nam chi 3-4 tỷ USD để cho con cái du học và thị trường giáo dục đào tạo trực tuyến đang đầy tiềm năng với quy mô lớn. Việt Nam là đất nước có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên, là thị trường khách hàng rộng lớn mà nhiều Tập đoàn, Công ty giáo dục muốn khai phá. Mặt khác, việc đưa các dự án mang tính cộng đồng này áp dụng trong thực tế phù hợp với thị hiếu và xu hướng phát triển của nền giáo dục hiện đại, dễ dàng được các bậc phụ huynh và học sinh Việt Nam đón nhận.

Ngoài tiềm năng của thị trường, các nhà đầu tư quốc tế tin rằng, các Startup Việt Nam nói chung và Startup về EdTech nói riêng đã và đang đóng góp tích cực cho sự tiến bộ xã hội, nâng cao tri thức cộng đồng và cập nhật những xu hướng mới trên thế giới tại Việt Nam; đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Tương tự như vậy, trên thế giới, các Startup về EdTech như Knewton, Coursera, Udemy, Duolingo… là minh chứng rõ nét cho điều này.

Thị trường đào tạo trực tuyến trị giá hàng triệu USD đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến hết năm 2016, Việt Nam có 309 dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo với tổng số vốn đăng ký hơn 767 triệu USD.

Anh ngữ Apax English là một ví dụ. Mới đây, Tập đoàn giáo dục ChungDahm Learning (Hàn Quốc) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư thêm 10 triệu USD cho đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam. Trước đó, ChungDahm Learning và Egroup đã đưa chương trình tiếng Anh trẻ em hàng đầu châu Á April English về Việt Nam với thương hiệu Apax English.

April English là chương trình giảng dạy tiếng Anh dành riêng cho trẻ em châu Á từ 6 đến 14 tuổi. Thay vì coi tiếng Anh như một ngoại ngữ và cố gắng “bắt chước” âm điệu, cách phát âm như người bản xứ như phương pháp dạy truyền thống (EFL), Apax English dạy tiếng Anh thông qua quá trình rèn luyện khả năng tư duy phản biện và tư duy sáng tạo bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống thực tế của đời sống. Phương pháp dạy này (ESL) giúp học viên coi tiếng Anh chính là “ngôn ngữ thứ hai”. Hiện tại, chương trình đang được áp dụng trên 134 cơ sở tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines và Mỹ…

Trong vòng chưa đầy 2 năm, Apax English đã cho ra đời 24 trung tâm với hơn 15.000 học viên trên toàn quốc. Tại TP. Hà Nội, với 15 trung tâm, Apax English đang vươn lên dẫn đầu trong thị trường giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em. Với 8 trung tâm tại TP. HHCM và 2 trung tâm tại TP. Hải Phòng, Apax English đã và đang nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ các bậc phụ huynh và các em nhỏ.

Từ sự thành công của Apax English, nhiều dự án hợp tác, đầu tư vào giáo dục ngày càng mạnh mẽ. Tới đây, sẽ là dự án của SK Telecom (thuộc Tập đoàn SK, một trong 3 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc) đưa dự án trường học dạy lập trình bằng robot thông minh vào Việt Nam, hợp tác đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục với Egroup.

Với những tín hiệu lạc quan nêu trên, hy vọng rằng, thời gian tới, thị trường giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục đón nhận “làn gió mới” từ các quỹ, các nhà đầu tư nước ngoài.

Nguồn: Baodautu

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Vì sao nơi làm việc khiến bạn dị ứng và những gì bạn phải làm ?

Mặc dù việc dị ứng diễn ra vào một thời điểm nào đó, nhưng nơi làm việc có thể làm bạn dị ứng quanh năm. Hắt hơi, sổ mũi, mẩn đỏ, ngứa và các triệu chứng dị ứng khác có thể làm bạn phát điên. Vậy bạn có thể làm gì ?

Đây là câu chuyện về nguyên nhân của các triệu chứng dị ứng tại nơi làm việc được viết bởi Abimbola Farinde Tiến sĩ của trường đại học Nam Columbia.

Mặc dù việc dị ứng diễn ra vào một thời điểm nào đó, nhưng nơi làm việc có thể làm bạn dị ứng quanh năm. Hắt hơi, sổ mũi, mẩn đỏ, ngứa và các triệu chứng dị ứng khác có thể làm bạn phát điên. Vậy bạn có thể làm gì ?




Đầu tiên, hiểu rằng việc dị ứng được định nghĩa đó là phản ứng miễn dịch của cơ thể với sự hiện diện của một chất lạ và kèm theo đó là những sự phản ứng tiếp theo như là : hắt hơi, ho, chảy nước mắt, ngứa họng hoặc phát ban.

Dị ứng là một điều phổ biến, ví dụ, trong năm 2011, người ta ước tính rằng có hơn 11.1 triệu người đã được chẩn đoán là bị viêm mũi dị dứng hay sốt. Các bệnh dị ứng cũng có thế làm gia tăng các chi phí y tế có liên quan tới việc điều trị đã lên tới 17.5 tỷ đô la và kết quả là hơn 6 triệu ngày nghỉ làm. Trong thực tê, một nghiên cứu của trường Kinh Doanh Harvard cho biết việc sử dụng lao động tại Mỹ hàng năm tiêu tốn tới 150 tỷ đô la do những tác động của các loại bệnh tại nơi làm việc

Dị ứng là phổ biến, ví dụ, trong năm 2011, người ta ước tính rằng 11,1 triệu người được chẩn đoán bị viêm mũi dị ứng hay sốt cỏ khô. Bệnh dị ứng cũng có thể tốn kém như các chi phí y tế liên quan đến các bệnh dị ứng điều trị đã được báo cáo là 17,5 tỷ $ và hơn 6 triệu ngày làm việc ra như một kết quả. Trong thực tế, một nghiên cứu được trích dẫn bởi Harvard Business Review cho biết sử dụng lao động tại Hoa Kỳ mất khoảng 150 tỷ $ suất một năm do tác động đến sức khỏe tại nơi làm việc.

Nơi làm việc của chúng ta thường có những chất gây dị ứng mũi và điều quan trọng là phải nhận thức về một số nguyên tắc như là:

- Làm sạch bầu không khí

- Hương liệu

- Cây xanh

- Các loại nấm mốc

- Bụi bặm

- Lông động vật

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Giáo Dục Mỹ: Học Đại Học Dù Tốn Kém Vẫn Cần Thiết Để Tìm Việc Làm

Không còn gì bí mật nữa rằng là học phí đại học đang tăng nhanh hơn mức thu nhập của gia đình và đang gia tăng nhanh hơn lạm phát, dù gần đây những chênh lệch đó đà thu hẹp. Nhiều trường đã tăng ngân sách điều hành, với nhiều việc làm được tạo ra để ứng phó với tính quan liêu tài trợ của chính quyền và những chương trình khác.

Cũng có sự kiện rằng nhiều trường có nhiều hiến tặng lớn mà có thể cung cấp thêm học bổng và tài trợ cho sinh viên.

Như đối với sách học, giá cả là thái quá, đặc biệt trong lãnh vực khoa học, dù nhiều trường cung cấp các chọn lựa trên mạng để giữ giá rẻ hơn.

Điều đó nói rằng, nếu bạn vay mượn hàng chục ngàn đô la một năm để hoàn tất ước mơ đại học của mình, thì có thể là người trao đổi lỗ. Đó là điều rất thực nếu bạn đang theo đuổi một bằng cấp trong lãnh vực chuyên môn có lương thấp nhất như xã hội học hay dạy học.

Các phụ huynh cũng mang trách nhiệm đối với việc bảo đảm rằng những người con vị thành niên của họ hiểu tốn kém học đại học thế nào. Và, thành thật mà nói, nhiều phụ huynh không muốn nói không với trường đạt tới mức tài chánh đó.

Các học sinh tốt nghiệp trung học có nhiều chọn lựa. Nhiều trường bạn có thể chưa bao giờ nghe tới sự cung cấp lớn và giáo dục vừa khả năng tài chánh. Hơn nữa, kinh nghiệm đại học thì không phải cho mọi người, mà là lý do tại sao những trường thương mại cung cấp nền giáo dục và thay thế đặc biệt trong việc làm có lương cao thì trở thành rất phổ biến.


Một vài nghiên cứu cho thấy rằng 11.6 triệu việc làm được tạo ra sau suy thoái vừa rồi, mà trong đó 8.4 triệu việc làm là cho sinh viên với tối thiểu bằng cử nhân, theo phúc trình năm 2016 từ Trung Tâm Giáo Dục và Lực Lượng Lao Động tại Đại Học Georgetown University.

Nguồn: Vietbao