Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Giáo sư Jon Crispin – Giảng dạy môn Advanced Marketing của trường Đại học Nam Columbia

Giáo sư: JON CRISPIN

Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Marketing tại trường Đại học Đông Nam Nova (Nova Souther Eastern University

Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Pepperdine

Cử nhân chuyên ngành Nghệ thuật và truyền thông tại Trường Đại học Nam Illinois tại Carbondale.
Dr Jon Crispin
Tiến sĩ Jon Crispin là một giáo sư giảng dạy bộ môn Marketing chuyên sâu (Advanced Marketing ) của trường Đại học Nam Columbia.

Ông có 20 năm làm việc trong lĩnh vực về quản trị kinh doanh và Marketing, là người hoạch định các chiến lược về Marketing, ông đã từng thực hiện các công việc nhà nghiên cứu học thuật, nhà thực hành, nhà tư vấn

Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã làm việc ở các vị trí lãnh đạo điều hành tại Đại học Pepperdine, Đại học American InterContinental, hiệu trưởng điều hành năm 2012 – 2014 của trường Đại học Nam Columbia,  và gần đây ông giữ chức phó chủ tịch cấp cao về vấn đề học thuật của công ty Cổ phần Giáo dục của Mỹ.

Với vị trí là một nhà sản xuất film, Tiến sĩ cũng đã sản xuất hơn 20 bộ phim và các quảng cáo thương mại.  Góc nhìn tổng thể của một nhà sản xuất film đã giúp ích rất nhiều cho công việc quản lý  Marketing sau này của ông.  

Với mục tiêu "lắng nghe", "chia sẻ" và "khuyến khích" Giáo sư JON CRISPIN sẽ giúp cho môn học Advanced Marketing tại trường ĐH Nam Columbia không chỉ thú vị về mặt cơ sở lý luận mà còn gắn kết với những kinh nghiệm thực tế, những vấn đề từ chính doanh nghiệp của học viên. 

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Bán hàng là công việc cao quý

“Cuốn sách này dạy tôi nhiều hơn cả Harvard” đó là câu nói của tỷ phú tự thân Jim Koch

Jim Koch - CEO Boston Beer

Sau 8 năm học với 3 tấm bằng tại trường kinh doanh Harvard, vị tỷ phú tự thân này đã nhận ra bài học đắt giá nhất lại nằm trong một cuốn sách.

Trong 3 thập kỷ trước, sáng lập viên kiêm CEO của Boston Beer –Jim Koch đã biến một công thức nấu bia của gia đình từ năm 1870 thành một ngành kinh doanh phát đạt.

Năm ngoái, đế chế bia trị giá 2 tỷ USD của anh đạt doanh thu năm 960 triệu USD và Koch cũng nghiễm nhiên ngồi vào danh sách 250 tỷ phú được bình chọn bởi Forbes năm 2015.

Trớ trêu thay, một trong những kỹ năng quan trọng đã đưa anh đến thành công lại không đến từ trường ĐH Harvard – nơi anh đã có 8 năm học với 3 tấm bằng – BA, JD và MBA.

Một thời gian ngắn sau khi thành lập Boston Beer, Koch nhận ra rằng để đưa những thùng bia của mình (lúc đó vẫn còn có tên là Samuel Adams) ra thị trường, điều đầu tiên cần học hỏi là làm sao để bán chúng – và đó là điều mà trường Harvard Business School nói rằng Ivy không bao giờ dạy.

Trong khi Harvard có “hàng chục khóa học về marketing”, anh giải thích, không có một khóa nào dạy về cách bán hàng, do đó Koch đi đến hiệu sách HBS trong vùng và mua một quyển sách liên quan mà anh có thể tìm thấy ở thời điểm đó tên là: “How to Master the Art of Selling” (tạm dịch: làm sao để thành thục nghệ thuật bán hàng).

“Bìa quyển sách là hình ảnh một chàng trai mặc bộ suit đang mỉm cười”, anh nhớ lại. Hiện nay, anh cũng đã bắt tay vào việc viết một cuốn sách có tên “Selling for Dummies” là sách dạy bán hàng cho những người chưa biết. “Nó sẽ rất bổ ích”, anh nói.

Chàng tỷ phú tự thân nhận ra rằng, bán hàng không phải là “một công việc hèn hạ” mà chúng ta đã quen với suy nghĩ đó. “Tôi học cách bán hàng và khác biệt hoàn toàn với dự tính, đó là một công việc cao quý”, anh nói. “Bạn đang giúp những người khách hàng đạt được mục tiêu của họ, do đó bạn phải học cách lắng nghe và thấu hiểu”.

Thêm vào đó, Koch nói: “Hóa ra bán Samuel Adams là việc tốn nhiều chất xám nhất mà tôi từng làm trong ngành kinh doanh”.

“Bạn chỉ có 30s khi bước vào một quán bar, và bạn phải xác định đâu là khách hàng của mình, khả năng kinh tế của họ ra sao, họ kiếm tiền bằng cách nào, ai là người ra quyết định, quá trình tư duy của họ ra sao, phong cách giao tiếp của họ như thế nào … đó là cả một thử thách đòi hỏi chất xám”. 

Theo Cafebiz

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Không cần sở hữu tài sản cha mẹ để lại vẫn trở thành triệu phú tuối 27

Anton Ivanov, 27 tuổi, không phải là một mẫu triệu phú điển hình ở Mỹ. Anh chẳng được thừa kế tài sản tỷ đô từ bố mẹ, không lái siêu xe và cũng chẳng sở hữu những căn biệt thự đắt tiền nhìn ra biển.

Tự thân vượt khó, trở thành triệu phú ở tuối 27
Anh không phải là một ngôi sao truyền hình, cũng chẳng phải vận động viên chuyên nghiệp hay làm ở Thung lũng Silicon. Nhưng Anton Ivanov vẫn trở thành triệu phú sở hữu khối tài sản khổng lồ trị giá hàng triệu đô khi chưa đến 30 tuổi. Vậy bí quyết thành công của chàng trai trẻ 27 tuổi, 1 vợ 2 con này là gì?

Ivanov cũng có một tuổi thơ bình thường như mọi đứa trẻ khác, anh lớn lên với nhiều hy vọng lớn lao và cả những nỗi sợ không tên. Nhưng có một điều mà anh khác biệt với mọi đứa trẻ khác: Ngay từ năm 16 tuổi chàng trai trẻ đã đặt mục tiêu trở thành triệu phú. Và chưa đến 10 năm sau, mục tiêu đó đã được thực hiện.

Vài tháng trước khi bước sang tuổi 26, Anton Ivanov đã tích lũy được hơn 1 triệu USD, hoàn thành sớm mục tiêu của đời mình khi chưa đến 10 năm. Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, Ivanov cho biết nó rất đơn giản: chăm đọc sách, biết tiết kiệm sớm, sau đó đầu tư cổ phiếu và bất động sản!

“Nếu muốn điều gì đó và luôn cố gắng phấn đấu thực hiện, sớm muộn gì bạn cũng có thể chạm tay vào nó. Chính thói quen và nguyên tắc này đã giúp tôi thành công” - Anton Ivanov chia sẻ trên Yahoo Finance.

1. Bắt đầu từ khi còn trẻ

Ivanov xuất thân trong một gia đình bình dân chuẩn mực, cha mẹ anh đều là công nhân. Họ di cư từ Nga sang miền Nam California từ năm 2002. Cuộc sống của họ cũng như bao gia đình trung lưu khác ở ngoại ô San Diego.

Ivanov nhận ra rằng những đứa trẻ ở độ tuổi như của anh thiếu rất nhiều kiến thức về tài chính do không được dạy dỗ từ cha mẹ hay nhà trường. Vì thế, chàng trai trẻ tự rèn luyện cho mình bằng cách đọc những cuốn sách về tài chính và dạy cách làm giàu. Nhưng sự thật là, chúng chẳng thể giúp anh làm giàu. Những “giáo viên đầu đời” này chỉ giúp Ivanov đặt ra mục tiêu lớn nhất cho mình đó là: trở thành triệu phú.

2. Làm việc chăm chỉ và tiết kiệm

10 năm trước, Ivanov cũng như bất kỳ cậu thiếu niên nào ở Mỹ - đi học phổ thông và có một công việc làm thêm với mức lương khá bèo tại một bến tàu điện ngầm. Trong khi hầu hết những người bạn đồng trang lứa của anh dùng số tiền kiếm được để mua sắm thì Ivanov lại mở một tài khoản tiết kiệm và nhét tất cả số tiền anh kiếm được vào đó trong suốt 3 năm.

Những lúc rảnh rỗi, Ivanov không chơi thể thao hay nhạc cụ như các bạn, anh tìm việc làm thêm lập trình máy tính và thiết kế web để kiếm thêm tiền nhét vào tài khoản tiết kiệm.

3. Đại học hay học nghề?

Anton đã mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng địa phương và gửi toàn bộ lương 3 năm làm thêm vào đó. Đến khi tốt nghiệp phổ thông, anh đã sở hữu tài khoản 10.000 USD. Trong khi bạn bè tiếp tục đi học cao đẳng hoặc đại học, Ivanov lại cho rằng học hành theo cách truyền thống không đáng với số tiền mà anh phải bỏ ra.

Vì thế, anh tiếp tục đi làm thêm 2 năm nữa chứ không vào đại học. Năm 20 tuổi, anh đăng ký nhập ngũ vào Hải quân Mỹ và kiếm được 55.000 USD mỗi năm nhờ làm kỹ thuật viên điện tử trong quân đội.

Trong thời gian phục vụ quân ngũ, Ivanov cũng đăng ký học từ xa để lấy bằng cử nhân công nghệ thông tin - lập trình. Không những thế, trong thời gian này anh còn kiếm được việc làm thêm như một freelancer và tiết kiệm được tiền chi tiêu mỗi năm.

4. Tiết kiệm

Trong khi một người Mỹ trung bình chỉ tiết kiệm khoảng 5% thu nhập một năm, thì Anton Ivanov luôn tự đặt cho bản thân mục tiêu tiết kiệm 60% thu nhập. Và may mắn thay, cuộc sống trong quân đội là môi trường hoàn hảo để tiết kiệm mọi thứ.

Năm 2013, Anton xuất ngũ và tiếp tục dành tiền đầu tư. Ivanov đặt mục tiêu tăng thu nhập lên đầu tiên và kiếm được việc phát triển phần mềm tại một công ty. Anh còn làm thêm trong thời gian rảnh rỗi, nâng thu nhập lên 100.000 USD mỗi năm.

Chìa khóa thành công của Ivanov chính là tiết kiệm và lên kế hoạch mọi việc trước khi chi tiêu. “Thường thì cứ đầu năm, tôi lại lên kế hoạch cho 2-5 năm tới. Tôi viết ra tất cả chi phí có thể và tính toán cần tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng để đạt mục tiêu đúng thời hạn”, anh nói.

5. Đầu tư

Bên cạnh làm việc và tiết kiệm, Ivanov còn đầu tư chứng khoán. Anh biết mình không có năng khiếu chọn cổ phiếu. Vì thế, Ivanov chọn các quỹ đầu tư giá rẻ có danh mục bao phủ phần lớn thị trường. “Đó là cái mà tôi gọi là danh mục đầu tư lười biếng”, anh nói.
May mắn cho Ivanov, cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán năm 2008 đã kéo giá bất động sản đi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Nhận thấy cơ hội đã đến, anh nhảy sang đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.
“Tôi tin tưởng vào việc chấp nhận rủi ro một cách khôn ngoan. Nếu nhận thấy cơ hội và cho rằng điều đó là đúng, bạn nên nắm lấy. Nhưng hãy hiểu rõ bạn vẫn có thể sai lầm và chuẩn bị trước hậu quả”, anh cho biết.

6. Trở thành triệu phú

Ivanov đã cán mốc 1 triệu USD tài sản vài tháng trước khi bước sang tuổi 26, đạt được mục tiêu mà anh đã đặt ra từ năm 16 tuổi trong vòng chưa đầy 10 năm. Chàng trai trẻ rất vui mừng vì thành tích này, nhưng cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên.

“Nếu bạn thực sự muốn điều gì đó, bạn sẽ tìm được cách vượt qua chướng ngại. Tôi đã tin vào điều đó từ năm 16 tuổi và đến giờ lại càng tin tưởng hơn” - anh nói.

Theo Cafef

Posted by:


Hà Nội: 04. 3775 7227 - 0977 191 917

Tp. Hồ Chí Minh: 08. 3910 6620 - 0932 020 974

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Lý do và lợi ích để theo học chương trình Thạc sĩ QTKD (MBA)

Có rất nhiều lý do để quay lại trường học tiếp lấy bằng Thạc sĩ kinh doanh MBA. Nhiều người không hiểu tại sao lại có những người muốn tự chuốc lấy những áp lực cũng như căng thẳng như vậy. Đó là do có những người luôn muốn dẫn đầu và họ biết rằng có tấm bằng MBA trong tay là một trong những bước dẫn họ tới vị trí đó. Một tấm bằng MBA chứng tỏ được cho ông chủ tương lai của bạn rằng bạn là một người có động lực để hoàn thành công việc và không dừng lại vì do dự. Những bằng cấp này giúp bạn thăng tiến vào những vị trí cao hơn và đáng mơ ước hơn. Sau khi hoàn thành những khoá học này học viên cũng cảm thấy thoả mãn với bản thân hơn.
Thạc sỹ QTKD

Đây là 10 lý do lớn nhất để học MBA:

1- Sau khi học MBA bạn sẽ có được sự tự tin mà bạn chưa từng có. Bạn có khả năng đối mặt với những căng thẳng và giải quyết vấn đề. Điều này cần sự thực hành thường xuyên cũng như sự kiên trì để xem xét tất cả thông tin hiện có.
2- Mức lương cao hơn mức lương của công việc hiện tại cũng tác động tới nhiều người trong quyết định chọn học MBA. Thông thường một người với tấm bằng MBA sẽ kiếm được cao hơn 50% so với một sinh viên tốt nghiệp Đại học.
3- Hãy nói chuyện với phòng Nhân sự của công ty bạn. Một vài công ty sẵn sàng trả tiền cho bạn đi học cao học, bởi vì họ cũng được lợi từ việc đó. Họ trả tiền để bạn lấy bằng và bạn cống hiến cho họ trong nhiều năm với kiến thức chuyên môn và trình độ của mình. Đây là việc có lợi cho cả đôi bên.
4- Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với công việc hiện tại, đây chính là cơ hội giải thoát cho bạn, để bạn có thể bắt đầu với một công việc mới và kiếm được nhiều tiền hơn.Tấm bằng MBA mang tới cho bạn rất nhiều cơ hội có được những vị trí tốt nhất trong những công ty hàng đầu. Đừng từ bỏ những mục tiêu của mình cho tới khi đạt được tấm bằng đó.
5- Cách tốt nhất để thăng tiến trong công việc là chứng tỏ với mọi người rằng bạn sẵn sàng học hỏi và tiếp thu thêm kiến thức liên quan đến công việc của bạn. Điều này sẽ cho mọi người thêm lý do để đồng ý trả tiền cho bạn đi học hoặc hỗ trợ bạn tiếp cận tấm bằng MBA.
6- Nếu bạn đang bắt đầu gây dựng một sự nghiệp cho mình, thì MBA sẽ rất có ích. Bạn được học cách lập kế hoạch cho công việc của mình và thu hút vốn. Với những con số cho thấy những người có bằng MBA làm tốt hơn đến 50% so với những người không có bằng. Những người có bằng thì công việc kinh doanh tiến triển. Ngược lại, những người không có bằng thì luôn luôn gặp rắc rối.
7- Bạn sẽ sớm được biết đến như là người đứng đầu trong lĩnh vực của mình. Kiến thức cũng như bằng cấp sẽ tạo điều kiện để bạn bật xa. Mọi người sẽ biết đến bằng cấp của bạn khi nói tới tăng lương hay thăng chức. Bạn sẽ để lại dấu ấn riêng của mình trong công việc.
8- Bạn sẽ đạt được tới những vị trí top mình mong muốn. Bạn có sự nghiệp của riêng mình,có thể áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức của riêng mình và đưa ra những quyết định lớn mà một CEO hay một chủ tịch, hay một vị trí nào được trả lương cao như thế, phải đương đầu. Mọi người sẽ tới gặp bạn để tham vấn giải pháp cho các vấn đề.
9- Sự đảm bảo trong công việc của những người có bằng MBA tốt hơn rất nhiều so với những người không có. Bạn không chỉ có kinh nghiệm giúp đỡ bạn trong công việc, mà còn có kiến thức mà khoá học MBA mang đến cho bạn. Đây là sự nhờ cậy bạn cần tới khi không thể giải quyết một vấn đề nào đó: Sử dụng thế giới thực tiễn và những kiến thức trong sách để giải quyết vấn đề.
10- Lý do cuối cùng để học MBA là mạng lưới làm việc. Ở lớp học bạn gặp gỡ những người bạn biết và biết thông tin của họ. Những thông tin đó có thể có ích trong tương lai. Có thể một trong số họ giúp được bạn trong vấn đề mà bạn đang gặp phải ở chỗ làm của mình. Việc biết được rằng bạn có thể nhờ cậy ai đó thật sự là một sự giải thoát khỏi những căng thẳng khi bạn chưa biết phải làm gì. Họ có thể có những ý tưởng và giúp bạn động não tốt hơn.

Lợi ích của MBA

Một khi bạn đã quyết định học MBA thì có thể bạn sẽ muốn biết những lợi ích khi có được tấm bằng. Nhiều người học cao hơn để có cuộc sống tốt hơn theo rất nhiều cách. Việc có được bằng MBA lợi hơn rất nhiều so với việc chỉ có bằng cử nhân, bằng MBA cao cấp và dễ được chấp nhận hơn trong kinh doanh. Ở một vài vị trí cao cấp đòi hỏi phải học một vài khoá học khác bên cạnh MBA, song MBA là một sự khởi đầu tuyệt vời trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, và những người có bằng MBA thường làm vị trí quản lý hoặc giám đốc.
Một vài lợi ích của tấm bằng MBA thực sự khiến bạn có động lực đi học khoá này. Bằng MBA khác với những bằng cấp khác. Các bạn học cùng lớp với bạn sẽ hỗ trợ bạn bằng cách mang tới lớp tất cả kinh nghiệm và kiến thức của họ. Ngược lại, kinh nghiệm và kiến thức của bạn cũng có ích lợi cho những người bạn của bạn. Bạn sẽ có cơ hội tham gia những nhóm học tập và có được cái nhìn rõ nét hơn về thế giới kinh doanh qua những mối quan hệ bạn có được trong một khoá học MBA.
Một khi bạn đã có bằng MBA, bạn có thể áp dụng kiến thức của mình trên tất cả mọi lĩnh vực công việc. Bạn có thể dùng tấm bằng MBA để mở cửa bước vào thế giới dược và luật. Bằng MBA có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Bạn sẽ phát triển được cảm nhận tốt hơn về thế giới cũng như việc phải làm thế nào hoàn thành những công việc cần phải được hoàn thành. Một tấm bằng MBA đưa bạn tới rất nhiều sự định hướng khác ngoài kinh doanh.
Lợi ích khác của việc học MBA là bạn có thể tham dự nhiều lớp học khác nhau, bao gồm công nghệ thông tin, chiến thuật quản lý và hoạch định, kinh tế, và khoa học xã hội và nhân văn. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ là người phát triển toàn diện chứ không bị thiên lệch. Việc có được cái nhìn tổng quan về mọi thứ là một cách tuyệt vời để bắt đầu công việc. Hầu hết các lớp học sẽ bổ sung lý thuyết về kinh tế, song bạn có thể vạch ra những đề tài liên quan và thậm chí đi sâu vào một đề tài trong số đó.
Nhiều người không có khả năng giao tiếp, sau khi tốt nghiệp MBA đã trở nên sẵn sàng đương đầu với thử thách. Có rất nhiều bài giảng cũng như bài tập khó cần vượt qua trong khoá học, nhưng một khi đã vượt qua được, đó sẽ là một thắng lợi. Với khoá học MBA, bạn sẽ có được sự tự tin và quyết đoán mà bạn chưa từng có. Trong quá trình đạt lấy tấm bằng MBA, bạn thậm chí còn có thể khám phá ra những tố chất bên trong chính mình. Bạn sẽ bị thử thách, nhưng với tấm bằng MBA, bạn sẽ vượt qua được tất cả mà không gặp trở ngại gì.
Giống như nhiều điều khác trong cuộc sống, những gì mà bạn bỏ ra cho tấm bằng này chính là những gì bạn sẽ thu lại được. Nếu bạn lười nhác hay không năng động, bạn không thể hoàn thành khoá học. Nếu bạn là một người tự chủ và có thể làm việc độc lập, bạn là người có khả năng hoàn thành khoá học. Bạn sẽ làm những gì bạn chưa từng làm trong quá trình học. Điềunày sẽ dạy bạn rằng khi cuộc sống hay công việc gây cho bạn một trở ngại thì hãy vượt qua với sự cần cù và quyết tâm.
 Theo Bussiness Insider


Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Giáo dục khởi nghiệp ở Hoa Kỳ

Bài viết về chuyên đề Giáo dục và khởi nghiệp của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ Tịch Hội Khuyến Học Việt Nam
Hoa Kỳ là quốc gia triển khai giáo dục khởi nghiệp sớm nhất thế giới. Năm 1947, Học viện kinh doanh Harvard đã mở đầu chương trình “Quản lý doanh nghiệp đổi mới” cho sinh viên, sau đó các trường đại học  của Mỹ đã mở ra trên 5000 chương trình khởi nghiệp. Năm 1968, Học viện kinh doanh Harvard xây dựng chuyên ngành giáo dục khởi nghiệp và đến năm 2006, cả nước Mỹ đã có trên 500 trường đại học xác lập chuyên ngành học chính hoặc bổ trợ về khởi nghiệp, qua đó có thể trao văn bằng và học vị cả 3 cấp cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.


Từ thực  tế của Hoa Kỳ, ta có thể rút ra mấy vấn đề có tính lý luận sau:

- Là bộ phận cấu thành hữu cơ của giáo dục đại học, giáo dục khởi nghiệp vừa có thuộc tính chung của giáo dục lại vừa tương quan mật thiết với hoạt động kinh tế. Hoạt động khởi nghiệp phụ thuộc  vào nhiều nhân tố như tình hình kinh tế trong và ngoài nước, kết cấu kinh tế khu vực, chính sách khởi nghiệp khu vực… nên chương trình giáo dục khởi nghiệp phải được thiết kế khác nhau cho phù hợp với tình hình kinh tế luôn chuyển động.

- Do tinh năng động của quá trình khởi nghiệp mà chương trình giáo dục khởi nghiệp luôn phải điều chỉnh. Để chỉ đạo chương trình khởi nghiệp trong trường đại học, năm 2004, Hiệp hội Giáo dục khởi nghiệp Mỹ đã phải quy định “Tiêu chuẩn nội dung quốc gia về giáo dục khởi nghiệp”. Căn cứ vào phương hướng nội dung khởi nghiệp mà trường đại học lựa chọn chương trình của mình theo những chủ đề cần thiết. Những chủ đề cơ bản là quá trình khởi nghiệp, hành vi khởi nghiệp, cơ sở thương mại,kỹ năng giao tiếp, kỹ năng số, quản lý tài vụ, quản lý kinh doanh, quản lý rủi ro, quản lý vận hành.v.v… mà chương trình giáo dục xác định các loại kỹ năng phải có. Ba loại kỹ năng mà chương trình giáo dục khởi nghiệp phải xây dựng là: Kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng dự bị và kỹ năng doanh nghiệp.

Nguyên tắc chung về xây dựng chương trình giáo dục khởi nghiệp là:

  • Xây dựng nhóm chương trình giáo dục khởi nghiệp dựa  trên quá trình khởi nghiệp.
  • Xây dựng nhóm chương trình giáo dục khởi nghiệp xung quanh chuyên ngành khởi nghiệp.
  • Xây dựng nhóm chương trình giáo dục khởi nghiệp dựa vào tri thức chuyên ngành.
  • Xây dựng nhóm chương trình  giáo dục khởi nghiệp nhằm vào các chuyên đề cụ thể. Các chuyên đề cụ thể mà sinh viên nhiều trường cần được tiếp cận là khởi nghiệp công nghệ, khởi nghiệp doanh nghiệp gia đình và khởi nghiệp xã hội.

Ở Mỹ có Quỹ Kauffman chuyên ủng hộ giáo dục khởi nghiệp. Quỹ đã thành lập một nhóm đề tài nghiên cứu về địa vị và vai trò của giáo dục khởi nghiệp trong các trường đại học của Mỹ. Những đề tài này có thể khơi dậy và xúc tiến cải cách giáo dục, phát triển giáo dục khởi nghiệp mà tương lai của nước Mỹ phải dựa vào.

Posted by:


Hà Nội: 04. 3775 7227 - 0977 191 917

Tp. Hồ Chí Minh: 08. 3910 6620 - 0932 020 974

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Cảm nghĩ của các Tân Thạc Sỹ tại buổi lễ tốt nghiệp

HOM#30 - Một trong những lớp tham gia buổi tốt nghiệp 2016
Thời gian trôi qua thật nhanh của 22 tháng theo học tại trường đại học Nam Columbia ở Việt Nam.
Không còn cái suy nghĩ và dáng vẻ của ngày đầu mới bước chân vào chương trình sau đại học với những trăn trở, khó khăn, lo lắng làm cách nào để mỗi hoàn thiện 12 môn học trong chương trình, làm sao để sắp xếp thời gian làm bài kịp tiến độ, và phương pháp nào để nắm vững kiến thức qua mỗi môn học ? và hàng chục câu hỏi lởn vởn xung quanh. Mà thay vào đó là niềm tự hào, sự vui mừng cũng như xen lẫn trong đó là những giọt  nước mắt hạnh phúc. Mang trên mình sự kì vọng của bản thân, gia đình và xã hội với hàng loạt vấn đề phải giải quyết. Họ những tân thạc sỹ của chúng tôi luôn “ gồng mình” với những  thách thức phải đối mặt. Để rồi vượt lên tất cả, chúng tôi biết rằng họ vất vả ra sao, cố gắng như thế nào,để có được ngày hôm nay.

Điểm qua buổi lễ tốt nghiệp ngày 26/11/2016 của 100 tân thạc sỹ. Chúng tôi có dịp được nhìn thấy sự hân hoan, hạnh phúc của các anh/chị học viên cũng như người thân của mình.

Anh Trần Quốc Hùng một trong những học viên tiêu biểu của trường đại học Nam Columbia không kìm được cảm xúc khi chia sẻ về kỷ niệm quá trình theo học cũng như niềm vui ngày nhận bằng :
Bên cạnh đó anh cũng đưa ra những lời khuyên cho các anh/chị học viên mới và chia sẻ những kinh nghiệm có liên quan:

Anh Đặng Tuấn Việt cho biết thêm : Qúa trình học tại trường đại học Nam Columbia đã giúp anh giúp anh rất nhiều trong công việc. Sự tương tác giữa giảng viên, bạn bè trong lớp,việc chia sẻ kinh nghiệm đã giúp ích rất nhiều cho anh.

Chị  Đinh Thị Phương:  Với cảm xúc lẫn lộn đã rất vui mừng vì đã vượt qua được 22 tháng học tập của chương trình. Hạnh phúc vì đạt được kết quả mà chị mong muốn.


Anh Đặng Minh Châu vừa tham gia buổi lễ tốt nghiệp tại Alabama Hoa Kỳ và đồng thời cũng tham gia vào buổi lễ tại Việt Nam đã chia sẻ : Niềm vui khó tả của mình khi đạt được mục đích bấy lâu nay mong đợi. Sự hi sinh về thời gian, chi phí, sức khỏe công việc để có được thành tích ngày hôm nay.
Gia đình luôn là nền tảng để mỗi người thành công, sự giúp đỡ từ bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt nhân tố quan trọng đó chính là những người thầy.

Đối với kinh nghiệm thực học của mình, anh Châu cho biết thêm : Để có thành tích tốt thì trong quá trình học nên nắm bắt được ý chính, tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, ứng dụng kinh nghiệm thực tế và chủ động trong việc học.

Đây là những chia sẻ rất chân thực và bổ ích từ các anh/chị học viên và bây giờ chính là những tân thạc sỹ .
Chúng tôi hiểu rằng, trong hành trình tìm kiếm tri thức và hoàn thiện bản thân, giáo dục luôn là nấc thang quan trọng nhất để mỗi chúng ta hướng đến. Và có một câu nói nói tiếng như sau : Mọi người đều hấp thụ được hai thứ giáo dục, một thứ là do người khác tạo ra, còn một thứ quan trọng hơn nhiều là do chính mình tự tạo ra cho mình.


Các tân thạc sỹ đã tạo ra những cơ hội, đam mê và không ngừng phấn đấu để hoàn thiện mục tiêu.

Trường đại học Nam Columbia chúc anh/chị luôn thành công trên con đường đã chọn và chân thành cám ơn các anh/chị đã trở thành một phần tuyệt vời trong hành trình chúng tôi.

Để rồi trong hành trang của mình các anh/chị luôn mang trong mình một niềm tự hào mang tên “ Đại học Nam Columbia – CSUERS” 

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Đại học Nam Columbia - Lễ trao bằng tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ QTKD năm 2016 tại Việt Nam

Ngày 26/11/2016, Đại học Nam Columbia long trọng tổ chức Lễ phát bằng Tốt nghiệp cho các học viên Việt Nam tại khách sạn Legent lotte, tp. HCM

Buổi lễ vinh dự có sự hiện diện của lãnh đạo của Bộ Giáo dục Đào tạo, Vụ trưởng Hà Hữu Phúc - Đại diện Văn phòng Bộ GD&ĐT tại Tp. HCM; lãnh đạo Hội Khuyến học VN : GS, TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên thứ trưởng Bộ GD và ĐT; Joe Manjone - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Columbia; Giám đốc Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế PGS. TS Vũ Đức Thanh; đại diện các đơn vị đối tác và các tân thạc sỹ cùng đông đảo bạn bè và người thân.
Trong không khí trang trọng, Phó hiệu trưởng trường Đại học Nam Columbia – TS. Joe Manjone đã mở đầu bài phát biểu với những đánh giá, tổng kết những thành tích đáng trân trọng mà nhà trường đã phấn đấu và đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, ông cũng gửi lời chúc mừng cùng những thông điệp ý nghĩa tới các Tân Thạc sỹ có mặt trong buổi lễ: “Hôm nay là ngày của các bạn, những học viên tốt nghiệp. Nhưng công việc của các bạn vẫn chưa kết thúc – thực tế là nó chỉ mới bắt đầu. Đừng dừng lại ở đây. Hãy trở thành một nhà lãnh đạo trong công việc của bạn. Hãy tiếp tục phấn đấu để đạt được thành công trong bất cứ điều gì bạn làm. Hãy tạo nên sự khác biệt trong cộng đồng và trong nghề nghiệp. Hãy nhớ rằng, các bạn luôn có thể học hỏi nhiều hơn và các bạn luôn có thể thành công hơn”.
Qua hơn 15 năm hoạt động tại Việt Nam, chương trình MBA của trường Đại học Nam Columbia đã và đang đóng vai trò cung cấp đội ngũ quản lý cấp cao cho các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước. Đồng thời nhận được những đánh giá cao của các đơn vị tuyển dụng. Rất nhiều học viên đến với CSU khi còn ở vị trí nhân viên và giờ đây Anh/Chị đang nắm giữ các vị trí quan trọng tại đơn vị của mình. Nhiều học viên khác đều là thành phần chủ chốt trong các Bộ, ban, ngành, các công ty và các tập đoành lớn trong và ngoài nước. Họ tìm tới CSU để tìm kiếm những hướng phát triển mới cho cá nhân và cho công ty mình.
Nhìn lại chặng đường đi qua của các học viên, để có thể kiên trì theo đuổi chương trình học tại CSU đòi hỏi những nỗ lực không ngừng của mỗi cá nhân. Mặc dù đã gặp những thách thức như rào cản về ngôn ngữ, các bài tập và lịch trình làm việc bận rộn nhưng nhờ vào sự quyết tâm, mỗi học viên CSU đã vượt qua được cái ngưỡng của bản thân và vượt lên một tầm cao mới.
Sau tất cả, thành quả mà Anh/Chị nhận được không chỉ là kiến thức mà còn là những mối quan hệ và sở hữu một tấm bằng có giá trị. Như trong bài phát biểu của mình Vụ trưởng Hà Hữu Phúc đã nhấn mạnh “Tại Việt Nam có rất nhiều chương trình liên kết nhưng không phải chương trình nào cũng được như trường Đại học Nam Columbia – một trong 10 trường online tốt nhất tại Mỹ. Do vậy các Anh/Chị có thể yên tâm về văn bằng của trường Đại học Nam Columbia. Đây là một chương trình đã được Bộ giáo dục và đào tạo công nhận văn bằng và cũng được cục khảo thí cấp văn bằng tương đương”.
Anh Lê Mạnh Hùng - Phó TGĐ Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam được nhà trường tặng bằng khen học viên tiêu biểu 
 Theo một khảo sát gần đây về các cựu học viên MBA của trường Đại học Nam Columbia có tới 80% học viên được thăng cấp hoặc đổi đơn vị công tác sau khi thay đổi học vị.
 Thành công càng đáng tự hào thì cánh cửa phía trước càng thêm rộng mở. Buổi lễ tốt nghiệp Thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA) của trường ĐH Nam Columbia khép lại với nhiều niềm vui và cảm xúc. Kết thúc một hành trình dài với những sự nỗ lực và quyết tâm của chính bản thân họ và những sự hy sinh thầm lặng của gia đình, bạn bè, giáo viên, trợ giảng luôn đồng hành cạnh bên đã tạo nên nguồn động lực mang đến cho những tân thạc sỹ kết quả thật thành công. Sự thành đạt của các cựu học viên, sự tin tưởng của các lứa học viên mới, sự đánh giá cao của doanh nghiệp và các đơn vị tuyển dụng là thành quả to lớn chương trình MBA –Đại học Nam Columbia đã và đang đạt được.
.